Nhổ răng sữa là quá trình lấy đi răng sữa đã lung lay để nhường chổ cho răng vĩnh viễn sẽ mọc lên. Đó là một quá trình dài mà các bậc phụ huynh thường đặt ra nhiều câu hỏi. Để có thêm nhiều thông tin, mời các mẹ tham khảo bài viết sau:
Khi nào cần nhổ răng sữa?
Việc nhổ răng sữa sẽ diễn ra khi răng đến tuổi thay, mầm răng vĩnh viễn trồi lên làm tiêu chân răng sữa và gây ra hiện trạng lung lay. Quá trình thay răng sữa này sẽ diễn ra qua nhiều giai đoạn. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số trường hợp ngoài ý muốn diến ra như :
Răng vĩnh viễn mọc lên nhưng răng sữa không lung lay.
Răng sữa bị sâu hoặc chấn thương buộc phải nhổ trước tuổi thay.
Răng sữa đã qua tuổi thay nhưng không lung lay gây chèn ép các răng vĩnh viễn.
Khi gặp những vấn đề trên đừng tự ý can thiệp. Hãy đến với nha sĩ để được thăm khám và giải quyết một cách hiệu quả.

Nhổ răng sữa như thế nào ?
Nhổ răng sữa có hai hình thức :
Phụ huynh sẽ tự nhổ cho bé ở nhà khi răng có dấu hiệu lung lay. Với cách dùng tay lắc nhẹ nhiều lần để làm răng bị lung lay nhiều hơn. Hành động này lập lại nhiều lần sẽ làm răng được nhổ đi. Hoặc phụ huynh có thể hướng dẫn bé dùng lưỡi đãy chiếc răng cho đến khi nó bật ra. Bên cạnh đó, một số phụ huynh còn sử dụng biện pháp dân gian để nhổ răng cho bé. Họ sẽ dùng chỉ buộc vào răng rồi dùng lực tay giật mạnh răng lên. Trong trường hợp răng đã lung lay việc cho bé ăn thức ăn thô như khô mực, mía để tạo lực đẫy cho răng bật ra. Tuy nhiên phụ huynh phải cần phân biệt rõ răng bị lung lay do sâu răng sữa hay răng đã đến tuổi thay để tránh khỏi những hiểu lầm đáng tiếc.
Hình thức thứ 2 là phụ huynh đưa bé đến gặp nha sĩ. Thông thường phụ huynh sẽ đưa con đên khi thấy răng sữa lung lay hoặc răng vĩnh viễn mọc mầm. Nhưng bên cạnh đó cũng có một số trường hợp cha mẹ không phát hiện ra. Chỉ khi thăm khám bác sĩ mới thấy và can thiệp,

Xử lý sau khi nhổ răng sữa như thế nào ?
Taị phòng khám chuyên khoa, sau khi nhổ răng sữa nha sĩ sẽ cho bé cắn chặt gòn sạch. Căn dặn phụ huynh không cho bé xúc miệng bằng nước muối. Bé cũngphải bỏ thói quen xấu như ngậm tay ,chắc lưỡi hoặc cắn bút … Vì điều đó dể làm vi khuẩn xâm nhập vào vết thương gây nhiễm trùng. Cho bé ăn uống bình thường nhưng hạn chế các thức ăn cứng, day. Những loại thức ăn này dể làm tổn thương bờ nướu mới nhổ răng gây chảy máu.

Quá trình nhổ răng sẽ có ít nhiều trường hợp mầm răng vĩnh viễn bị lệch. Lúc đó, nha sĩ sẽ hướng dẫn phụ huynh tái khám để đưa ra giải pháp cụ thể cho việc can thiệp. Tùy theo vết nhổ, nha sĩ sẽ quyết định có kê toa cho bé dùng thuốc giảm đau hay không. Điều này phụ huynh nên tuân thủ theo lời dặn của nha sĩ. Không tự ý lạm dụng các loại thuốc giảm đau mỗi khi nhổ răng bé. Nếu có các vấn đề bất thường thì phụ huynh phải đưa bé vào viện. Ví dụ như như chảy máu lâu, bé mệt mỏi, lừ đừ lên cơn sốt… Tuyệt đối khong nên tự ý xử trí tại nhà. Để phòng ngừa các trường hợp này trước khi nhổ răng phụ huynh phải báo rõ với nha sĩ về tình trạng sứ khỏe của bé.
Nhổ răng sửa có đau không?
Việc nhổ răng sữa ít nhiều điều gây ra cảm giác đau cho bé. Y học đã chứng minh mỗi người điều chịu đựng một đơn vị đau khác nhau. Vì vậy, việc đau ít hay nhiều không thể so sánh được từ bé này với bé khác. Điều đó còn phụ thuộc vào tâm lý của mỗi bé. Bé càng hoảng sợ thì càng cảm giác số đơn vị đau sẽ nhiều hơn thực tế có thể. Việc đau nhiều hay ít còn phụ thuộc cả vào chiếc răng sửa cần nhổ. Nếu chân răng bị tiêu gần hết ,răng sữa có dấu hiệu lung lay nhiều thì cơn đau chỉ ập đến thoáng qua . Khi đó hầu hết, các nha sĩ sẽ sử dụng các phương bán gây tê bề mặt như tê xịt, tê bôi….

Nếu các răng có chân răng sữa còn dài hoặc phải nhổ sớm thì cơn đau sẽ dài và nhiều hơn. Hầu hết ở trương hợp này, nha sĩ sẽ lựa chọn phong tỏa nướu răng bằng các loại tê chích . Với đặc tính kéo dài và tê sâu hơn tê bề mặt, tê chích sẽ phong tỏa được cơn đau tốt hơn. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng kể đến những trường hợp bé và phụ huynh lựa chọn phương án nhổ răng tại nhà không gây têhoặc răng quá lung lay sẽ tự rụng.
Tại sao răng sữa mất chân khi nhổ?
Khi nhổ răng sữa lên, thông thường răng sữa chỉ còn phần thân hoặc một ít phần chân. Lúc đó nhiều phụ huynh lại hoang man không bết nha sĩ có nhổ xót chân răng bé hay không? Điều này cũng xãy ra với một số ít phụ huynh lựa chọn nhổ răng tại nhà. Sau khi lấy đi phần thân thì không tìm thấy phần chân lại nghĩ là chân đã gãy bên trong nên rất hoang mang.
Điều này không sao cả, bởi như ta đã nói ở trên, chân răng sữa đã bị mầm răng vĩnh viễn trồi lên và tiêu hủy . Quá trình tiêu hũy này diển ra trong thời gian dài không nhìn thấy được. Mãi cho đến khi răng vĩnh viễn trồi lên hoặc răng sữa băt đầu lung lay.

Như vậy, nhổ răng sữa là vấn đề đơn giản, thường gặp. Nhưng không phải ai cũng hiểu hết những vấn đề xung quanh nó. Với phần chia sẽ trên tôi mong có thể giải tỏ được những băn khoăn các bậc huynh. Tôi cũng xin khuyến cáo các mẹ hãy cho bé đến gặp nha sĩ để thăm khám răng định kì thường xuyên. Đừng chủ quan xem đó chỉ là răng sữa. Cũng đừng nhìn nhận răng nào lung lay đều là răng sữa đến tuổi thay. điều đó sẽ vô tình gây ra những hậu qỉa đáng tiếc.
Cám ơn các bạn đã đọc bài viết này.