Bé bị té ngã chấn thương răng sữa có sao không?

gãy răng sữa

Chấn thương răng sữa là một bệnh lý thường  gặp ở trẻ em. Nó làm cho các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Phương hướng khắc phục sẽ tùy tưng mức độ khác nhau. Để hiểu rõ hơn mời các mẹ tham khảo bài viết sau:

Có chấn thương răng sữa do va đập, té ngã không?

Chấn thương răng sữa do va đập té ngã là hiện tượng thường xuyên xãy ra. Thường gặp nhất là  ở bé từ 1-5 tuổi. Phổ biến nhất là trong quá trình chập chững bước đi. Những bước đi ở giai đoạn đầu đời chưa chắc chắn, dể té ngã vì thiếu thăng bằng.Theo thống kê, việc chấn thương răng sữa thường là do bé ngã úp mặt hoặc va đập mạnh. Sự cố này dể xãy ra trong quá trình chạy giỡn hiếu động thiếu quan sát. Vị trí răng bị chấn thương thường là hai răng cửa hàm trên.

Chấn thương răng sữa thường không chỉ một mình. Nó hay đi kèm theo các loại chấn thương khác như rách nướu, dập môi, tổn thương lưỡi…. Khi bị chấn thương, cũng có  khả năng làm  ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn đang phát triển bên dưới. Bao gồm một số biến chứng như di lệch mầm răng ,đổi màu răng vĩnh viễn, dị dạng thân răng….

gãy răng sữa
hinh-anh-minh-hoa-gay-rang-sua

Răng sữa có tự nhiên bị gãy không?

Chấn thương răng sữa còn xãy ra một dạng khác là tự nhiên bị gãy, không do va đập. Đó cũng là tình trạng thường gặp ở trẻ em. Trong quá trình mọc và phát triển có sự rối loạn về cấu trúc răng sữa. Do thiếu can xi, nhiễm flour làm răng sữa không còn cứng chắc. Ngoài ra còn một số nguyên nhân như bệnh lí như siếc răng, khuyết cổ, mài mòn, sâu răng…Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng bé bị mẻ cạnh hoặc gãy ngang. Đây cũng là một dạng chấn thương răng sữa diễn ra âm thầm nên phụ huynh ít quan tâm. Cho đến khi tình cờ phát hiện sự cố mới đề cập và tìm giải pháp khắc phục.

Làm gì khi bé bị chấn thương răng sữa do va đập?

khi chấn thương răng sữa do va đập sẽ xãy ra nhiều trường hợp. Mối một trường hợp sẽ có hướng khắc phục khác nhau. Cụ thể như sau:

Chấn thương răng sữa mức độ nhẹ:

Chấn thương răng sữa gây nứt răng:  Khi tác động mạnh một hay nhiều vết nứt dài hoặc ngắn khác nhau sẽ hình thành trên bề mặt răng sữa. Vết nứt này có thể không nhìn thấy hoặc nhìn thấy được tùy theo kích cỡ lớn nhỏ. Để kiểm tra kỉ hơn nha sĩ sẽ chụp xq để kiểm tra khi cần thiết. Nếu vết nứt nhỏ, răng còn nguyên khối, nha sĩ sẽ báo rõ và tư vấn cho bệnh nhân giữ nguyên răng. Khi đó nha sĩ sẽ tư vấn bé hạn chế ăn nhai vào vùng răng tổn thương. Nếu vết nứt bị rời rạt bởi một khoảng cách đã nhìn thấy thì nha sĩ sẽ tiên lượng các tình trạng và phương pháp để giữ lại hoặc nhổ đi.

Chấn thương răng sữa gây mẻ răng: Khác với nứt, mẻ là hiện trạng đã nhìn thấy rõ bằng mắt. Nha sĩ sẽ  xem tình trạng mẻ ít hay nhiều để đưa ra giải pháp cụ thể. Hiện tượng này thường gặp nhất là mẻ cạnh cắn. Khi đó, nha sĩ sẽ  mài nhẵn rồi để nguyên hoặc trám lại. Nhưng vết trám cạnh cắn này sẽ khó bền hơn cấc vết trám khác.

Chấn thương răng sữa mức độ nặng:

Chấn thương răng sữa gây gãy răng: Sau va đập răng sữa bị gãy sẽ có nhiều trường hợp. Bao gồm gãy thân răng, chân răng, gãy chéo, gãy ngang…. Tùy từng mức độ nha sĩ sẽ có phương hướng khắc phục khác nhau. Nếu gãy ít , mức độ vừa phải sẽ được trám hoặc lấy tủy bảo tồn chờ đến tuổi thay. Nếu gãy nhiều, men răng không còn độ bám hoặc gãy sâu thì phải nhổ bỏ răng trước tuổi thay.

Chấn thương răng sữa làm răng rơi ra ngoài. Khác với răng vĩnh viễn, răng sữa bị rơi sẽ không được cấm lại để bảo tồn. Khi gặp trường hợp trên, nha sĩ sẽ làm sạch, kiểm tra chân răng bị rời có còn xót hay không.? sau khi sơ cứu sẽ cầm máu và hướng dẫn phụ huynh theo dõi như quá trình nhổ răng sữa. Sau khi mất răng sữa, bé phải chịu trống răng cho đến khi răng vĩnh viễn mọc lên. Một số trường hợp nha sĩ  tiên lượng răng mọc lên sẽ bị xô lệch . Lúc đó sẽ  hẹn tái khám để có biện pháp giữ khoảng dành vị trí đó cho răng vĩnh viễn.

Ngoài ra có một số trường hợp sau khi chấn thương răng sữa bị lệch về trong hoặc ra ngoài, lún vào trong xương hàm… Lúc đó nha sĩ sẽ thăm khám và đề ra giải pháp nhổ hoặc keó răng ra một cách hợp lý.

Làm sao khi răng sữa tự nhiên bị gãy?

Chấn thương răng sữa ” tự nhiên” này cũng có 3 trường hợp xãy ra. Thông thường là mẻ cạnh cắn, gãy thân răng. Trường hợp này nha sĩ cũng xử lý tương tự như trên. Chấn thương do men răng thường nhẹ. đơn giãn. Hiếm có trường hợp gãy sâu ở chân răng như chấn thương do va đập.

răng sữa bị siếc
hinh-anh-rang-sua-bi-siec

 

 


 

Chấn thương răng sữa sẽ gặp vấn đề gì?

Khi chấn thương răng sữa sẽ gặp phải một số vấn đề kèm theo như sau:

Sau chấn thương răng sữa sẽ có một số vết sưng, bầm tím. Bé sẽ cảm thấy đau nhứt ê ẩm. Răng có thể lung lay hoặc bị đội lên. Đây là những triệu chứng bình thường sau chấn thương. Giải pháp tốt nhất là khuyến khích thức ăn thức ăn mềm, loãng. Không cho bé cắn, nghiến hoặc lắc  răng lung lay. Vì nó sẽ ổn định và lành lại sau một thời gian. Tuy nhiên, bạn nên đưa bé đến nha sĩ để thăm khám và theo dõi kịp thời.

Trong một số ít trường hợp, răng vĩnh viễn có thể bị hư hỏng, đặc biệt là nếu răng sữa bị ép ngược vào trong ổ răng. Chụp X-quang sẽ giúp xác định xem có bất kỳ tổn thương nào hay không.

Cha mẹ cần lưu ý gì khi bé bị chấn thương răng sữa?

Mỗi tình huống trên có thể dẫn đến các vấn đề răng miệng nghiêm trọng hơn. Sau chấn thương, cha mẹ hãy theo dõi thật kỉ. Nếu chiếc răng bị tổn tổn thương chuyển sang màu xám hoặc nâu thì hãy tái khám lại. Vì có thể sau tổn thương tủy răng đã không phục hồi được. Có khả năng răng đã bị chết tủy hay còn gọi là tủy hoại tử. Nếu tủy răng chết do phản ứng với chấn thương và giảm lưu lượng máu đến răng. Áp xe sẽ hình thành. Những bệnh nhiễm trùng này gây đau đớn và thường dẫn đến rụng răng cho trẻ nhỏ. Lúc đó phải điều trị hoặc nhổ bỏ răng.

Sau chấn thương răng sẽ có hiện tượng ê buốt kéo dài. Đừng lo lắng, tình trạng này dần dần sẽ được khắc phục .Khi bé bị chấn thương răng sữa. Cha mẹ hãy cố gắng giữ bình tĩnh. Hãy trấn an và đừng làm bé trở nên hoảng sợ. Nếu có chảy máu, hãy cho trẻ cắn gòn sạch. giúp cầm máu ở vết thương. Phải quan sát kỉ những mãnh vỡ răng tìm thấy. Đảm bảo rằng các mảnh răng không dính vào môi hoặc má của trẻ.Hãy đưa bé đến nha sĩ để được sơ cứu và điều trị kịp thời.

Chấn thương răng sữa bao giờ cũng là nổi sợ của các bậc phụ huynh và trẻ nhỏ. Hi vọng với những chia sẻ này có thể giúp được cha mẹ hiểu và xữ lý tốt khi gặp phải. Nếu cần thêm thông tin hãy tham khảo thêm các bài viết tiếp theo tại Nguyễn Quyên

Cám ơn các bạn đã đọc bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *