Có phải sâu răng sữa là vấn đề con bạn đang gặp phải?

sâu răng sữa

 Sâu răng sữa  là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em làm cho các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Vậy vấn đề đó diễn ra như thế nào? Mời các mẹ tham khảo bài viết sau:

Sâu răng sữa là gì?

Sâu răng sữa ở trẻ em là một lỗ hổng trên răng. Nó được hình thành sau quá trình xâm nhập và phá hủy của vi khuẩn qua một thời gian dài. Quá trình mọc răng sữa được bắt đầu từ khi bé khoảng 3-6 tháng tuổi và kết thúc khi bé 12- 18 tháng tuổi. Như vậy, để có được 20 chiếc răng sữa là một chặng đường rất dài. Sai lầm lớn nhất của cha mẹ là quá ỷ lại vào việc thay răng sữa. Một số người đã không quan tâm vì họ cho rằng răng sữa rồi sẽ thay đi khi đến tuổi. Họ không biết rằng vòng đời của răng sữa tuy ngắn nhưng thường kéo dài đến khoản 12-13 tuổi mới được thay thế hoàn toàn. Trước khi được thay thế, răng sữa cũng mang  vai trò, sứ mệnh không khác gì răng vĩnh viễn. Thế nhưng nếu răng sữa không được bảo vệ tốt sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng không thể ngờ được.

sâu răng sữa trẻ em

Nguyên nhân sâu răng sữa trẻ em?

Trước hết ta phải đề cập đến yếu tố di truyền từ mẹ sang con. Khi mang thai, người mẹ bị sâu răng, viêm nướu sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bé. Đó được gọi là tình trạng nhiễm khuẩn răng miệng từ trong bụng mẹ. Khi chăm sóc bé, người lớn vô tình làm vi khuẩn lây qua đường  ăn uống mà không hay biết .Đó là sai lầm khi cho bé dùng chung thìa ăn, cốc uống,bàn chải đánh răng,….Việc ngậm ti giả, núm bình thời gian dài cũng là tác nhân đáng lo ngại. Thói quen vệ sinh răng miệng kém làm mảng bám tích tụ lại cũng gây sâu răng. Mặc khác, việc bú bình,,thích ăn ngọt,,không uống nước lọc cũng là tác nhân không thể bỏ qua.

Triệu chứng sâu răng sữa?

Sau quá trình sống chung với vi khuẩn, răng sữa bị sâu  sẽ có những triệu chứng rõ ràng. Đầu tiên,đó là những đường khuyết  ngang mặt ngoài hoặc những  đốm nâu đen loang lổ trên mặt nhai. Hiện tượng này thường gặp ở mặt ngoài các răng cửa và mặt nhai các răng cối. Giai đoạn này nếu bỏ qua sẽ làm những đốm nhỏ ố vàng hoặc nâu đen ngày càng lớn hơn. Đó được gọi là xoang sâu hay lỗ sâu. Trong thời gian ngắn nó sẽ phá hủy răng theo trình tự từ ngoài vào trong. Các giai đoạn trên được biểu hiện  từ không  triệu chứng đến có triệu chứng. Trạng thái ê, đau, nhức, sưng nướu và hơi thở có mùi lần lượt gia tăng theo thời gian.Khi gặp trường hợp này, phụ huynh thường cho con mình uống thuốc giảm đau để xoa dịu cơn đau. Thế nhưng thuốc chỉ là phương án giảm đau tại chỗ, nhất thời. Để tìm ra giải pháp hiệu quả và dứt điểm phải can thiệp và điều trị kịp thời.

sâu răng sữa trẻ em

Biến chứng sâu răng?

Sức khỏe răng miệng của bé nếu không được quan tâm sẽ để lại những hậu quả đáng tiếc. Điều gì sẽ xãy ra nếu một chiếc răng sữa bị sâu không được can thiệp kịp thời? Nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ làm ảnh hưởng đến phát âm, nụ cười của bé. Sâu răng không chỉ làm ảnh hưởng khả năng ăn nhai mà ảnh hướng đến tâm lý của bé. Hãy thử tưởng tượng nếu quá trình đau nhứt răng sữa kéo dài bé sẽ thế nào? Lo lắng, mất ngủ, sức khỏe giảm sút,học hành trì tuệ sẽ diễn ra? Nếu không điều trị sẽ gây biến chứng nguy hiểm như sưng mặt, viêm mô tế bào,tiêu hủy xương hàm. Khi răng sâu không còn cứu chửa được, bắt buộc phải nhổ sớm gây xô lệch mầm răng vĩnh viễn. Sâu răng cũng  làm ảnh hưởng đến phát âm, nụ cười và qúa trình ăn nhai của bé.

Điều trị dự phòng sâu răng sữa như thế nào?

Đầu tiên, nếu vết sâu còn rất nhỏ, nha sĩ sẽ điều trị bằng pha dự phòng. Việc tái khoáng fluor sẽ ngăn chặn sâu răng nguyên nhân và phòng ngừa sâu ở răng lân cận.Đó là phuwong pháp phổ biến được nhiều nha sĩ áp dụng khi bé có tỉ lệ sâu răng cao. Hiện nay trên thị trường có bán một số loại thuốc bôi ngừa sâu răng, viêm lợi cho bé. các mẹ có thể tham khảo và lựa chọn nó như một giải pháp tạm thời làm xua tan cơn đau nhói tạo cảm giá dễ chịu cho bé yêu.Nhưng nó cũng giống như các loại thuốc uống, đó chỉ là một giải pháp mang tính tạm thời, không thể giải quyết một cách dứt điểm.

Điều trị Phục hồi?

Tuy nhiên nếu tình trạng này không được khắc phục, vết sâu ngày càng lớn hơn hoặc các răng lân cận tiếp tục bị phá hủy, hơi thở có mùi  thì ta phải nghĩ đến pha nha khoa phục hồi. Quá Trình này sẽ phụ thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn của răng sâu. Nếu vết sâu nhỏ nha sĩ sẽ  làm sạch và trám lại để bé ăn nhai. Khi răng đau nhứt , nhiễm trùng tủy sẽ phải điều trị tủy. Trường hợp này sẽ mất khá nhiều thời gian và đòi hỏi bé phải hơp tác. Tuy nhiên nếu răng sâu viêm nhiễm nặng không thể điều trị được sẽ phải nhổ sớm trước tuổi thay. Các vấn đề trên sẽ tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp cụ thể để can thiệp.

Cách phòng ngừa sâu răng sữa ?

Trước  và trong quá trình mang thai, các mẹ nên có kế hoạch thăm khám răng định kỳ để tránh những trường hợp đau nhức, viêm nướu thai kỳ làm vi khuẩn xâm nhập bào thai.Khi chăm sóc và cho bé ăn uống nên dùng thìa ,cốc dụng cụ cá nhân riêng biệt. Tránh để tình trạng nước bọt của người lớn gây nhiễm khuẩn cho bé. Không nên cho bé ngậm ti, núm vú bình trong thời gian dài.Giữ vệ sinh răng miệng, tập cho bé chải răng đúng cách để loại bỏ mảng bám ngừa sâu răng. Hạn chế ăn đồ ngọt và uống các thức uống có nhiều đường. Tập cho bé thói quen tráng lại bằng nước lọc sau khi bú bình, ăn thức ăn. Nên thăm khám răng miệng định kỳ từ khi bé một tuổi để cho bé làm quen với nha sĩ. Giải thích cho bé hiểu tác hại của sâu răng và tập cho bé thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách.

Hiện nay sâu răng sữa ở trẻ em là hiện tượng đáng báo động trên toàn cầu. Nó trở thành một đề tài nghiên cứu, bàn luận ở khắp các quốc gia trên thế giới. Hi vọng với bài viết trên có thể  giúp các mẹ tìm hiểu và đưa ra giải pháp đúng đắn, kịp thời để bảo vệ hàm răng xinh xắn, nụ cười hồn nhiên của bé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *