Quá trình thay răng sữa là một trong những cột mốc đáng nhớ trong sự phát triển của trẻ em . Đó là một chặn đường dài đòi hỏi sự quan tâm, lo lắng và theo sát chặt chẻ của cha mẹ. Vậy quá trình đó diễn ra như thế nào? Mời các mẹ tham khảo bài viết sau:
Thay răng sữa là gì ?
Quá trình thay răng sữa là quá trình răng sữa được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Nó sẽ diễn ra lần lượt khi các răng đến tuổi thay. Khi đó mầm răng vĩnh viễn bắt đầu trồi lên, chèn ép và làm tiêu chân răng sữa. Đó cũng là lý do khi nhổ răng sữa phụ huynh không nhìn thấy chân răng. Một số người còn nhầm tưởng răng nhổ đã bị xót chân. Hiện tượng tiêu chân răng thường diễn ra âm thầm không triệu chứng. Dấu hiệu lung lay chỉ được thể hiện rõ rệt khi chân răng bị tiêu gần hết. Nếu thời gian tiêu chân răng sữa càng chậm thì việc thay răng diễn ra càng muộn.
Trình tự thay răng diễn ra theo nguyên tắc răng nào mọc trước sẽ thay trước, răng nào mọc sau sẽ thay sau.Tuy nhiên việc thay răng sớm hay muộn ở mỗi bé sẽ khác nhau. Nó bao gồm nhiều lý do như bé sinh non, chế độ dinh dưỡng, sự di truyền… Vì vậy, các mẹ đừng lo lắng khi thấy con mình thay răng sớm hay muộn hơn các bé cùng trang lứa. Nếu cần, hãy tham khảo ý kiến của nha sĩ để có câu trả lời đúng đắn.

Dấu hiệu thay răng sữa
Thông thường, dấu hiệu thay răng sữa được biểu hiện rất rõ ràng. Khi đến tuổi thay răng các bậc phụ huynh dể dàng nhận biết. Khi răng vĩnh viễn đã làm tiêu gần hết chân răng sữa thì dấu hiệu lung lay cũng bắt đầu. Điều đó báo hiệu cho các mẹ biết bé đã sắp bước vào thời điểm thay răng. Bên cạnh đó cũng có một số vấn đề không mong muốn cũng có thể xãy ra như:
- Răng sữa không lung lay, chưa bị tiêu hết chân thì răng vĩnh viễn đã mọc lên.
- Răng sữa chưa đến tuổi thay nhưng vì một số lý do bệnh lý, tai nạn phải nhổ sớm.
- Răng sữa quá tuổi thay nhưng không lung lay làm phụ huynh vô cùng lo lắng.
- Bé hoàn toàn không có mầm răng vĩnh viễn tại vị trí răng sữa tương ứng.
hinh-anh-rang-vinh-vien-moc-rang-sua-khong-lung-lay
Quá trình thay răng diễn ra như thế nào ?
Thời kì thay răng sữa là một quá trình dài, trãi qua nhiều giai đoạn khác nhau.
Để phân biệt rõ dấu hiệu thay răng sữa và lung lay do sâu răng sữa bạn cần phải nắm rõ quá trình thay răng sữa diễn ra như thế nào? Ở mỗi bé giai đoạn mọc và hoàn thiện răng sữa sẽ bắt đầu từ lúc 6 tháng tuổi đến khi bé khoảng 3 tuổi. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra sớm hay muộn còn tùy thuộc với mỗi bé khác nhau. Sau khi hoàn thiện, bé sẽ có 20 chiếc răng sữa xinh xắn trên hàm răng của mình.
Dù vòng đời ngắn nhưng răng sữa cũng đóng vai trò không kém răng vĩnh viễn. Răng sữa không chỉ giúp bé ăn nhai mà còn đóng vai trò quan trọng trong thẩm mỹ nụ cười, phát âm và giữ khoảng cho răng vĩnh viễn. Khi đã cùng con trãi qua trận chiến đẫm nước mắt này, chắc chắn các mẹ không thể nào quên được bao nổi xót xa, nhọc nhằn khi con bỏ ăn, sưng nướu, nóng sốt trong thời kì mọc răng.
Trận chiến của thời kỳ thay răng sẽ bắt đầu khi con khoảng 6 tuổi.
Những chiếc răng sữa ấy theo trình tự sẽ được thay thế. Đó là một quá trình dài, có thể bắt đầu từ khi bé lên 6 đến lúc 12 tuổi. Nó đòi hỏi mẹ phải chuẩn bị cho bé một hành trình tâm lý tốt. Khi bé 6 -7 tuổi, răng cửa chính sẽ bắt đầu có dấu hiệu thay thế. Bắt đầu từ hai răng cửa chính hàm dưới trước, sau đó đó đến hai răng cửa chính hàm trên.
Tiếp theo là đến khi bé 7-8 tuổi sẽ đến răng cửa bên và cũng diễn ra liên tục theo trình tự hàm dưới trước ,hàm trên sau. Kế đến là đến năm 9-12 tuổi, bé sẽ thay răng cối sữa nhỏ,10-12 tuổi sẽ thay răng nanh sữa và 11-12 tuổi sẽ đến răng cối sữa lớn.Tất cả quá trình trên cũng sẽ diễn ra theo trình tự hàm dưới trước, hàm trên sau. Hay nói đơn giản hơn là răng nào mọc lên trước sẽ thay trước, răng nào mọc lên sau sẽ được thay sau.
Cột mốc thay răng
Quá trình mọc và thay răng sữa có thể đánh dấu thành ba cột mốc. Từ khi mọc đến trước khi thay răng sữa thì răng bé được gọi là hệ răng sữa. Từ lúc 6 tuổi đến khoảng 12 tuổi, khi răng đến tuổi thay hoặc trong miệng đã bắt đầu có sự xuất hiện của răng vĩnh viễn thì gọi là hệ răng hổn hợp.Từ 12 tuổi trở lên, khi răng sữa đã thay hết, trên miệng chỉ còn răng vĩnh viễn thì gọi là hệ răng vĩnh viễn.
Như vậy để nắm được lịch trình thay răng sữa ở bé, ta phải biết rõ điểm bắt đầu và kết thúc của việc thay răng. Đó là yếu tố quan trọng để các mẹ có thể theo dõi, đồng hành cùng con.

Những câu chuyện về việc chuẩn bị tâm lý bé:
Như ta đã biết, quá trình thay răng sữa là một quá trình rất dài. Nó đòi hỏi bé phải có sự chuẩn bị tốt về mặt tâm lý của bé. Không phải răng sữa nào cũng sẽ tự rụng đi mà không cần đến sự can thiệp của nha sĩ. Có những câu chuyện truyền miệng trong cổ tích tuổi thơ tưởng chừng hoan đường nhưng thực tế ra lại rất hữu ích. Đó là những cách thuyết phục như mỗi khi thay răng sữa thì sẽ được bà tiên răng ban tặng một điều ước. Bạn cũng có thể chuẩn bị hộp đựng răng sữa cho bé trong quá trình thay răng. Điều này sẽ làm tăng phấn khích và hợp tác mỗi khi bé phải nhổ răng sữa lung lay.
Hãy cố gắng mềm mỏng giải thích, kiên nhẫn thuyết phục để bé hiểu. Đừng dùng những biện pháp cứng rắn như dọa nạt, phạt đòn mỗi khi bé không chịu hợp tác. Vì khi đã để lại sự dư âm này trong tiềm thức bé thì bé sẽ hoản sợ về sau. Khi đó mỗi lần đến khám răng định kì cũng trở thành nổi áp lực đối vói bé .

Những vấn đề lưu ý về răng bé:
Sự xuất hiện răng vĩnh viễn sẽ bắt đầu khi bé khoảng 6 tuổi. Phía sau răng cối sữa lớn cuối cùng sẽ mọc lên chiếc răng khác. Đừng nhầm lẫn mẹ nhé! Đó không phải là răng sữa mà là răng vĩnh viễn. Nó được gọi là răng cối lớn thứ nhất trong phân hàm. Sai lầm lớn nhất của các bậc phụ huynh là luôn nghĩ đó là răng sữa sẽ được thay thế. Vì vậy đã không chăm sóc và điều trị kịp thời dẫn đến mất răng vĩnh viễn. Hiện nay trên 80% bé đau răng đều có liên quan đến vị trí răng này. Điều đó bắt nguồn từ sự chủ quan và thiếu hiểu biết của các bậc phụ huynh. Sự nhầm tưởng vị trí răng này là răng sữa rất phổ biến trong thực tế.
Khi bé khoảng 12 tuổi, sẽ có một chiếc răng khác mọc lên phía sau răng này. Đó được gọi là răng cối lớn vĩnh viễn thứ hai trên phân hàm. Nó cũng mọc một lần duy nhất ,không được thay thế nửa. Đó cũng là vấn đề mà nha sĩ vô cùng lo lắng. Có những trường hợp khi đến khám, răng đã bị nhiễm trùng nặng, không thể cứu vãn được nửa. Lúc đó buộc lòng nha sĩ phải can thiệp nhổ bỏ. Đến khi trẻ 18 tuổi trở lên, bắt đầu có sự xuất hiện của răng khôn phía trong răng cối lớn vĩnh viễn thứ hai. Răng này không có chức năng ăn nhai và thường hay bị lệch ,mọc ngầm ở hàm dưới gây đau nhức hoặc những biến chứng không lường.
Một số bệnh lý thường gặp
Trong quá trình mọc răng, thay răng sữa sẽ chia nhiều giai đoạn như răng sữa, răng hỗn hợp, răng vĩnh viễn. Có nhiều yếu tố làm thay đổi cấu trúc, hình dáng răng. Bên cạnh đó còn một số bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu.. Mặc khác, cũng có những trường hợp hiếm diễn ra như răng dư,răng ngầm, răng lạc chổ. Phổ biến nhất là trường hợp răng cửa giữa (mesiodent). Nếu gặp những vấn đề trên hãy đến với nha sĩ để để được can thiệp kịp thời, đúng lúc.
Đồng thời phải hướng dẫn bé chăm sóc tốt răng miệng, chải răng đúng cách và khám răng định kỳ 3 tháng/ lần. Đó là một trong những giải pháp bảo vệ hàm răng xinh xắn nụ cười hồn nhiên của bé. Trong thực tế, răng nanh vĩnh viễn bị lệch rất thường xuyên xãy ra. Đó là do răng cửa bên và răng cối nhỏ thứ nhất sẽ mọc lên trước răng nanh. Nếu khoảng trống trên cung hàm còn lại không đủ thì khi răng nanh mọc lên sẽ bị lệch lạc mất thẩm mỹ. Việc mọc lệch này không mang tính chất đối xứng trên – dưới, trái – phải giữa hai cung hàm.
Như vậy, quá trình thay răng sữa là một chặn đường dài xen lẫn cả niềm vui sướng hạnh phúc và cả những kỉ niệm đáng nhớ. Thế nhưng bên cạnh đó đôi lúc còn pha lẫn sự nối tiếc, lo lắng của các bậc phụ huynh. Đừng để sự chủ quan, thiếu quan tâm gây ra những sai lầm đáng tiếc. Sự hiểu biết đúng đắn sẽ bảo vệ sức khỏe răng miệng của bé một cách hoàn hảo.
Hi vọng bài viết có thể giúp các mẹ hiểu thêm để đồng hành cùng con trong suốt chặn đường dài .Cám ơn các bạn đã đọc bài viết này.