Nhổ răng là vấn đề thường gặp khi bé đến tuổi thay răng. Đó là cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé. Nhưng có thể đó lại là nỗi khiếp sợ với nhiều bé. Điều đó bắt nguồn từ sự thiếu sót của các bậc phụ huynh trong quá trình chuẩn bị tâm lý bé. Vậy thiếu sót đó là gì? Mời các mẹ cùng Quyen’s tham khảo bài viết sau:
Có nên hù dọa trẻ khi nhổ răng không ?
Sợ nhổ răng hầu hết là tâm lý chung của các bé. Một trong những nguồn gốc được hình thành do sự tác động của bố mẹ và người thân. Hù dọa là một tác động tiêu cực gây ảnh hưởng tâm lý bé. Nó càng làm cho bé cảm thấy áp lực, hoảng sợ khi nhổ răng.Như ta đã biết việc nhổ răng sẽ bắt đầu khi bé đến tuổi thay răng. Quá trình này diễn ra khá dài. nó bắt đầu và kết thúc trong khoảng thời gian bé từ 6-12 tuổi.

Trong thực tế, một số trường hợp đã được minh chứng rõ. Gần như tuổi thơ của bé bị ám ảnh bởi hai từ bác sĩ, nha sĩ. Thế nhưng phụ huynh lại đem ra dọa dẫm khi con phạm lỗi lầm. Quyen’s đã gặp vô vàn những câu nói như thế. ” Nghịch ngợm là bác sĩ chích thuốc nhé ! Không ăn hả? Vậy cho bác sĩ nhổ hết răng đi. Cây kiềm của bác sĩ to lắm !.”..Những câu nói tưởng chừng đơn giản mà để lại hậu quả nghiêm trọng không ngờ. Vô tình qua cách làm của phụ huynh thì bác sĩ trở thành nỗi ám ảnh đầu đời đầy khiếp sợ của bé..Vì vậy bé xem nhổ răng, khám bệnh…là một sự trừng phạt nặng nề trong quá trình thay răng.
Có nên dùng bạo lực để ép con nhổ răng không?
Nhổ răng là một quá trình đầy mới lạ. Phần lớn các bé thường sợ đau mà không dám đối mặt. Khi đó phụ huynh lại vướng phải sai lầm tiếp theo. Đó là cách dùng bạo lực, đòn roi để áp đặt bé nghe theo. Xin hãy bình tĩnh và đừng làm như thế. Khi bé đã không hợp tác thì hãy cố kiên nhẫn. Đừng dùng biện pháp đòn roi làm bé khiếp sợ. Sự khuất phục này chỉ mang tính tạm thời nhưng sẽ làm ảnh hưởng tâm lý bé.

Sai lầm lớn nhất của các bậc phụ huynh là dùng đòn roi để áp đặt. Bên cạnh sự khuất phục là mặt trái của vấn đề mà mấy ai nghĩ đến. Xin đừng dùng uy quyền mang tính tối cao của người lớn để áp đặt con trẻ. Vì ở tuổi này bé không biết tự vệ cho chính mình. Đòn roi là một giải pháp nhưng phải được sử dụng đúng đắn. Nếu sử dụng sai chổ sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy đáng buồn. Trong trường hợp này, bé không phải sợ nha sĩ nửa mà là sợ người thân.
Có nên dùng cách kìm kịp để nhổ răng không?
Bé sẽ thế nào khi bị kìm kẹp nhổ răng?
Nhổ răng là việc phải làm khi đến tuổi thay răng. Nhưng việc kìm kẹp là một quá trình cưỡng chế đầy áp đặt. Chỉ nên áp dụng trong trường hợp thật sự cần thiết. Hành động này sẽ giúp nhổ được răng bé như ý muốn. Nhưng rồi sẽ ra sao khi tâm lý bé trở nên hoảng sợ kéo dài?Khi đó sự ám ảnh bởi 2 từ nhổ răng đeo bám suốt tuổi thơ.Nổi khiếp sợ bác sĩ và gia đình sẽ tồn tại lâu dài trong ký ức trẻ nhỏ. Rồi sẽ ra sao nếu sự mất niềm tin vào người lớn kéo dài vô tận?
Đây là trường hợp thường xuyên gặp phải của không ít phụ huynh. Đẻ nhổ răng bé,kẻ nếu tay người giữ chân mặc kệ cho bé khóc la. Lúc đó cha mẹ chỉ muốn nhổ cho bằng được mà quên đi cảm nhận của bé. Mục đích người lớn sẽ đạt được còn trẻ con thì sao? Sự phản khán chỉ có thể phát ra bằng những tiếng khóc la. Và rồi sao kết quả là một cảm giác giận dữ ,uất ức.
Nếu là chúng ta liệu có chấp nhận điều đó ?
Thử nghĩ mà xem nếu ai đó làm như vậy với chúng ta thì cảm xúc sẽ thể nào? Bé sẽ chưa biết phán xét được bằng 2 từ tôn trọng để nhìn nhận vấn đề. Nhưng nếu là chúng ta thì có đồng ý hay không??? bất kì ai trong chúng ta đều sợ người khác làm mình tổn thương. Quyen’s cũng như các mẹ, lại càng không muốn người khác tổn thương con mình?Vậy tại sao chính mình lại làm tổn thương bé ? Tại sao không chuẩn bị một trạng thái tư tưởng để bé sẵn sàng đón nhận?
Nhổ răng là nổi sợ đầy ám ảnh trong tiềm thức trẻ thơ. Sợ và sợ! Từ hù dọa, đánh đập đến kìm kẹp cứ lần lượt trở thành lựa chọn của các bậc phụ huynh. Nếu đổi ngược là chúng ta cảm giác sẽ thế nào? Đe doạ sẽ làm bé sợ nha sĩ. Đánh đập sẽ làm bé sợ phụ huynh. Kìm kẹp càng tệ hại hơn khi cả phụ huynh và bác sĩ đều trở thành nỗi ám ảnh.
Vậy làm thế nào để chuẩn bị cho bé có tâm lý tốt hơn khi nhổ răng? Mời mẹ hãy đến với những bài viết tiếp theo tại Nguyễn Quyên